Bê tông nhẹ EPS còn có tên gọi khác là bê tông xốp, đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi cho công nghiệp xây dựng. Trong nhiều năm trở lại đây, bê tông nhẹ EPS đã phổ biến hơn ở Việt Nam.
Bê tông nhẹ EPS có trọng lượng siêu nhẹ nhưng độ bền cao
Trung bình, mỗi một m3 của tấm bê tông nhẹ EPS sẽ có trọng lượng khoảng 800-850kg. Trọng lượng của bên tông EPS bằng ½ so với gạch và 1/3 so với bê tông. Không những thế khả năng chịu lực ổn định và tính năng chịu nén của EPS cũng tốt hơn so với các loại vật liệu truyền thống.
Khả năng chống cháy vượt trội của bê tông EPS
Các hạt EPS là những loại hạt xốp có cấu tạo đặc biệt, được nấu và kích nở ở nhiệt độ cao. Hạt sẽ chứa 98% là không khí, tạo nên đặc tính nhẹ, bảo ôn cho xốp thành phẩm vì vậy, khả năng chống cháy tốt hơn.
Cấu tạo của tấm EPS còn được bao phủ với 2 tấm fiber cement dạng sợi có thiết kế đặc biệt. Đây cũng là tính năng, giúp cho khả năng chống cháy và ngăn ngừa nguy cơ cháy lan một cách hiệu quả. Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng khi tấm EPS tiếp xúc với nhiệt độ > 1000 độ C liên tục trong 3h đồng hồ, vẫn đảm bảo được độ an toàn, không gây thiệt hại cho người và tài sản.
Khả năng chống ẩm, thấm nước
Bên cạnh việc chống cháy và có độ bền cao, tấm bê tông nhẹ EPS còn có khả năng chống thấm, chống ẩm hiệu quả. Khả năng hút nước của loại vật liệu này chỉ chưa tới 9%, bằng ½ so với gạch đỏ và ¼ so với gạch bê tông.
Có thể thấy, khả năng chống nước, chống ẩm của bê tông nhẹ EPS đang ưu việt hơn so với các nguyên vật liệu truyền thống đang được sử dụng.
An toàn và thân thiện với con người, môi trường
Theo đánh giá chung, trong quá trình sử dụng từ 10-20 năm, tấm bê tông EPS cũng không phát sinh ra các khí thải độc, cũng không tồn tại các dư lượng hóa chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và bầu không khí chung.
Sản phẩm là bước tiến vượt trội để giảm ô nhiễm môi trưởng, giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần cải thiện chất lượng không khí.
Tấm EPS có khả năng chịu lực tốt
Với cấu tạo chính là các hạt xốp và bên ngoài được phủ bởi 2 tấm xi măng dạng sợi đã giúp EPS có khả năng chịu lực uốn và lực nén bền bỉ gấp nhiều lần các vật liệu khác. Nhờ có ưu điểm nổi bật này, EPS đã đáp ứng được nhiều hơn các yêu cầu của những công trình xây dựng.
Khả năng chịu nhiệt cao
Bên cạnh việc chống cháy, tấm bê tông nhẹ EPS cũng có khả năng chịu nhiệt cao. Chỉ số chịu nhiệt K của tấm EPS là 0,25 W/m.k. Trong khi đó, khả năng dẫn nhiệt của gạch đỏ chỉ ở mức 1,2 W/m.k.
Sử dụng tấm bên tông EPS sẽ giúp cho các công trình xây dựng chịu được nhiệt tốt và an toàn hơn.
Khả năng cách âm của tấm EPS
Khả năng cách câm của EPS lên tới 44 dB, vượt trội hơn hẳn so với các nguyên vật liệu khác. Sở dĩ, tấm EPS có khả năng cách âm tốt là bởi cấu trúc bọt khí cùng với khả năng hấp thụ âm thanh tốt. Các âm thanh bên trong hay bên ngoài tác động đều chuyển động theo đường zíc zắc nên cách âm tốt hơn
Giảm thời gian thi công, dễ dàng để lắp đặt
Tấm bê tông nhẹ EPS cho phép người sử dụng co thể đóng đinh, khoan cắt hay thêm cốt thép trong quá trình thi công đều được. Nó giúp đảm bảo được tính linh hoạt cho việc thi công và hoàn thiện các công trình xây dựng dễ dàng hơn.
Thông thường, tiến độ thi công nếu sử dụng tấm EPS sẽ rút ngắn từ 4 đến 5 lần so với sử dụng vật liệu truyền thống.
Tối ưu chi phí xây dựng
Không chỉ giúp làm giảm thời gian thi công, sử dụng tấm bê tông nhẹ EPS trong xây dựng còn giúp cho công trình nhanh chóng được hoàn thiện, khiến cho các khoản chi phí cũng được giảm đi.
Có thể thấy, việc sử dụng tấm bê tông nhẹ EPS sẽ đảm bảo được các tiêu chí nhanh chóng – tối ưu – bền đẹp – an toàn. Ngoài ra, bê tông EPS cũng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, giúp khách hàng có thể yên tâm hơn trong quá trình lựa chọn để thi công.
Tham khảo: 10 loại tấm bê tông nhẹ ưa chuộng tại việt nam.